Đà kiềng (giằng cột) là cấu kiện nối liền các cột với nhau, ở vị trí gần chân cột, có cos cao hơn đài móng (hay đế móng). Đà kiềng thường được dùng để đỡ tường xây.
Trong thực tế, có thể gặp công trình mà chỉ có dầm móng và tường xây trực tiếp lên nó. Lúc này nhiều người cũng gọi nó là đà kiềng. Cũng có thể gặp công trình chỉ có đà kiềng như 1 số nhà cấp 4 chẳng hạn, lúc này một số người lại gọi nó là dầm móng.
Ngoài Bắc, đà kiềng và đà giằng đều được gọi là giằng móng (dầm móng).
Tác dụng của đà kiềng và đà giằng
Giúp định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi trong quá trình làm việc của công trình.
Tham gia với toàn bộ hệ kết cấu (khung, dầm, cột) chịu ứng suất công trình sinh ra do độ lún lệch (lún thắng đứng) xảy ra ở bất kỳ vị trí móng nào của công trình. Trong trường hợp tính kết cấu của phần bên trên mà ta chưa kể đến ảnh hưởng của tác dụng này (lún lệch) thì đà kiềng sẽ chủ yếu giữ nhiệm vụ này.
Chịu tải trọng bản thân của tường, tránh nứt tường của tầng trệt trong quá trình sử dụng công trình.
Đà Giằng nằm phía dưới Đà Kiềng, thường đặt chìm trong đài móng có tác dụng giúp định vị chân cột, giữ cho khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi trong quá trình làm việc của công trình.
Nói đơn giản dễ hiểu thì :
- Đà kiềng có tác dụng nối các chân cột lại với nhau, chịu tải tường ngang dồn xuống móng. Đà kiềng chịu lực uốn kéo, võng.
- Đà giằng có tác dụng nối các móng lại với nhau, ổn định móng theo 2 phương chống lún lệch. Đà giằng chịu kéo, vòng.
Giằng móng
Giằng móng (hay dầm móng) là kết cấu nằm theo phương ngang nhà, có nhiệm vụ đỡ tường bao che (hoặc tường ngăn trong nhà) truyền vào móng. Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Có thể nằm ngoài, giữa và mặt trong của cột.
Giằng móng thường có cấu tạo bê tông cốt thép. Dựa theo hình dáng, giằng móng được phân thành giằng móng dạng chữ nhật, chữ T hay hình thang.
Cấu tạo của giằng móng và liên kết với các kết cấu khác
Do được gối lên móng nên kích thước và hình dáng của giằng móng phụ thuộc vào khoảng cách cột. Với khoảng cách cột 6m, giằng móng thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình thang. Với khoảng cách cột 12m, giằng móng thường có dạng hình chữ T.
Cao độ mặt trên của giằng móng thường lấy thấp hơn mặt nền 50mm để bố trí lớp cách nước. Để chống biến dạng, phía dưới và bên dầm móng được chèn bằng cát, đá dăm nhỏ,…
diendanxaydung.net.vn
- Bình luận
- Xây nhà đẹp 2020 có nên chọn nhà mái Thái? (02.12.2020)
- TRI ÂN KHÁCH HÀNG: XÂY NHÀ GIÁ GỐC (30.08.2019)
- Giấy Phép Xây Dựng Tạm Thời Là Gì? Điều Kiện Cấp Giấy Phép Xây Dựng Tạm Thời (04.07.2022)
- Thiết kế mặt tiền nhà phố không có ban công vẫn đẹp và thoáng sáng như ý (09.03.2021)
- Con kê bê tông là gì? Tác động thế nào đến chất lượng xây nhà thô? (14.12.2020)
- Biệt thự song lập là gì và các tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng (08.03.2021)
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí xây nhà? (26.10.2020)
- Nhà mái lệch là gì? Ưu nhược điểm ra sao? (09.04.2021)
- Diện tích thông thủy là gì và các quy định hiện hành trong xây dựng (09.03.2021)
- 5 giải pháp lấy sáng hiệu quả nhất cho nhà phố (21.09.2020)